Hơn một tháng trở lại đây, giá giấy đã tăng rất mạnh, trung bình giá giấy nguyên liệu trong nước đã tăng 15 – 35%.
Thời gian qua, các thương nhân Trung Quốc ồ ạt tới Việt Nam để thu mua bao bì và giấy nguyên liệu. Họ đã đến các nhà máy sản xuất giấy bao bì đặt mua số lượng lớn, với giá mua cao hơn giá bán trong nước từ 1,5- 2 triệu đồng/tấn, dao động từ 11,5 – 13 triệu đồng/tấn (tùy loại), thậm chí còn ứng tiền trả trước mới mua được giấy in. Thực tế nguồn cung giấy hiện tại rất khan hiếm, Hiệp hội giấy bao bì Việt Nam cho biết, tình hình nguyên liệu hiện đang rất căng thẳng và nhiều DN đang rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn, thua lỗ. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bao bì, in lịch tết chủ yếu là các loại giấy nhưng trong 3 tháng gần đây giá giấy đã tăng rất mạnh. Trung bình giá nguyên liệu trong nước như giấy kiện đã tăng đến 40-50%, còn giấy ngoại nhập cũng tăng từ 20-40%.

Gía giấy tăng – nguồn cung khan hiếm
Đại dịch Covid vẫn đang tiếp tục hoành hành trên khắp thế giới và vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ tăng cao, vận tải biển gặp khó khăn, khan hiếm container rỗng để xếp hàng… là những nguyên nhân chính dẫn đến giá cả các loại giấy thu hồi (RCP), bột giấy nhập khẩu về thị trường Đông Nam Á tăng mạnh trong thời gian qua. Trung Quốc chính thức cấm nhập khẩu RCP từ đầu năm 2021 và có nhu cầu rất lớn về giấy bao bì công nghiệp cũng là nguyên nhân để các nước trong khu vực gia tăng mua vào RCP, sản xuất bột giấy tái chế và giấy bao bì công nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc, chính điều này càng làm cho giá RCP nhập khẩu tại khu vực tăng mạnh hơn nữa.
1.Nhu cầu về giấy vẫn tiếp tục tăng
Sự phát triền của thương mại điện tử
Ảnh hưởng của dịch COVID đã và đang tạo ra những thay đổi to lớn đời sống kinh tế- xã hội trên toàn thế giới. Lệnh giãn cách xã hội ban hành nhiều nơi khiến hàng loạt công ty, trường học phải làm việc và học tập từ xa. Việc thay đổi trong đời sống và thói quen người dân đã thúc đẩy sự bùng nổ của thương mại điện tử, kéo theo sự tăng trưởng mạnh nhu cầu bao bì đóng gói, in ấn quảng bá hình ảnh và quản lí bằng mã vạch, mã QR trên bao bì.

Xu hướng bảo vệ môi trường
Cùng với đó, việc hạn ché rác thải nhựa và xu hướng sử dụng sản phẩm tuần hoàn, thân thiện với môi trường cũng góp phần thúc đẩy không nhỏ làm gia tăng nhu cầu về các sản phẩm từ giấy, đặc biệt bao bì thực phẩm giấy thay thế cho các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
2. Cung không đủ cầu
Sản xuất giấy bao bì trong nước phát triển mạnh mẽ. Nhưng nguồn cung cấp bột giấy trong nước chỉ mới đáp ứng được 35% nhu cầu sử dụng; thu gom giấy thu hồi trong nước mới đạt 43%; chưa thể đáp ứng đủ vào sản xuất.hiến thiếu hụt nguồn. Năng lực sản xuất bột giấy và bột giấy Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cả về công suất, thiết bị và trình độ công nghệ. Các doanh nghiệp phải sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Một số các yếu tố quan trọng thúc đẩy giá bột giấy biến động tăng mạnh và liên tục trong thời gian gần đây: (1) Trong quý 4/2020, khi tỷ lệ hoạt động sản xuất giấy in, giấy viết có tráng và không tráng đã tăng trở lại trên toàn cầu, đã kích thích tiêu thụ bột giấy gia tăng trên thị trường bột giấy toàn cầu, (2) Gia tăng nhu cầu sử dụng bột giấy nguyên thủy thay thế cho giấy loại văn phòng lựa chọn (SOP) để sản xuất giấy tissue, (3) nhu cầu về bột giấy tại Trung Quốc tăng đột biến cho sản xuất giấy in, viết, giấy tissue và giấy bao bì tráng, (4) nguồn cung bột giấy toàn cầu giảm mạnh trong quý 4/2020 và quý 1/2024 do có khoảng 2,5 triệu tấn bột giấy từ các nhà máy hoạt động lâu năm và do chi phí sản xuất cao phải đóng cửa và hàng loạt các nhà máy lớn dừng bảo dưỡng dài ngày, cũng như dừng không mong muốn khị bị lỗi thiết bị tại Bắc Mỹ, (5) thiếu container rỗng xếp hàng và cước phí vận chuyển đường biển tăng cao trên toàn cầu.
Khan hiếm nguồn giấy tái chế
Từ tháng 1/2024, chính sách cấm nhập khẩu bột giấy phế liệu vào Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Việc siết chặt chính sách môi trường đối với doanh nghiệp bản địa khiến nguồn cung cấp giấy trở nên hạn hẹp. Ngoài ra, tình trạng bệnh dịch kéo dài khiến năng lực thu gom tái chế giảm trên toàn thế giới, khiến nguồn cung cấp nguyên vật liệu càng nhỏ hẹp hơn. Từ thời điểm tháng 10/2020 đến tháng 3/2024, giá giấy thu hồi cũng tăng rất mạnh và liên tục, từ 41,1 – 63,8% tùy theo loại và xuất xứ, cụ thể như sau:
Giấy loại OCC(11) từ Mỹ, tháng 3/2024 đang giao dịch ở mức 215 – 280 USD/tấn, mức trung bình là 248 USD/tấn, tăng giá 49,4% (89 USD/tấn) so với tháng 10/2020 và tăng 73,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giấy loại OCC 95/10 từ châu Âu, đến tháng 03/2024 đang giao dịch ở mức 230 –275 USD/tấn, mức trung bình là 263 USD/tấn, tăng 63,8% so với tháng 10/2020 và tăng 129,5% (111 USD/tấn) so với cùng kỳ năm trước;
Giấy loại OCC từ Nhật Bản, đến tháng 03/2024 đang giao dịch ở mức 240 – 245 USD/tấn, mức trung bình 243 USD/tấn, tăng 41,1% (72 USD/tấn) so với tháng 10/2024 và tăng 115,6% so với cùng kỳ;
Nhu cầu nội địa tăng
Sau thời gian dài đình trệ, nhu cầu nội địa tại nhiều nước đang phụ hồi trở lại. Các nhà máy nội địa hiện nay tập trung sản xuất cho nhu cầu trong nước, khiến nguồn cung sản phẩm xuất khẩu giảm đáng kể.
Thiên tai hủy hoại rừng
Gần đây tình trạng cháy rừng xảy ra trên diện trộng. Khiến nguồn cung cấp bột giấy trên thị trường thế giới cũng giảm sút rõ rệt
3. Giá giấy tăng cao đầu 2024
Giá nguyên liệu tái chế tăng
Hoạt động thu gom giấy khó khăn, nguồn nguyên liệu đầu vào giảm sút. Giá nguyên liệu OCC tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc đều tăng mạnh trở lại. Hạn chế về thu gom khiến giá nguyên liệu tái chế tăng mạnh
Chi phí vận chuyển tăng
Tình hình dịch bệnh từ virus Corona diễn biến phức tạp khiến cửa khẩu giao thương siết chặt hơn tại các tỉnh phía bắc. Chính quyền tại các tỉnh biên giới siết chặt kiểm soát, tạm ngừng thông thương ở nhiều cửa khẩu. Thời gian kiểm dịch, cách ly 7-14 ngày kéo dài gây chậm trễ nguồn cung và phát sinh nhiều chi phí.
Việc thiếu nguồn nguyên liệu OCC cộng với sự chi phí vận chuyển liên tục tăng cùng nhiều loại chi phí khác khiến giá giấy tăng mạnh trong 3 tháng gần đây. Giá cả tăng cao nhưng tình trạng thiếu hàng, khan hiếm nguồn giấy nguyên liệu hiện là thực trang chung của nhiều nước.
Tiếp tục tăng giá
Các nhà cung ứng giấy đã liên tục điều chỉnh giá tăng 500.000đ-700.000đ/tấn. Giá giấy bột thông báo sẽ tiếp tục tăng ít nhất 6% vào tháng sắp tới. Sự thay đổi này khiến các công ty sản xuất giấy tăng giá thành phẩm để khắc phục áp lực chi phí không ngừng tăng lên. Sức ảnh hưởng đại dịch này kéo dài và không hề nhỏ , ảnh hưởng đến nhiều ngành khác nhau. Giá giấy sẽ còn giữ ở mức cao trong thời gian tới.
Nhận định xu hướng giá bột giấy và giấy thu hồi trong quý II – III/2024 tại châu Á
Giá bột giấy vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh và liên tục trong cuối quý I và sang quý II/2024, bột giấy hóa học tẩy trắng gỗ mềm (BSKP) có thể thiết lập ở mức giá >1.000 USD/tấn, bột giấy hóa học tẩy trắng gỗ cứng (BHKP) có thể thiết lập ở mức giá >900 USD/tấn và giá này có thể duy trì hết năm 2024, một số yếu tố thúc đẩy sự tăng giá này:
– Một là, trong năm 2020 nhiều nhà máy bị đóng cửa, nên sản lượng bột giấy hóa học tẩy trắng trên toàn cầu bị cắt giảm khoảng trên 2,5 triệu tấn, bởi vậy nguồn cung bị thiếu hụt cho năm 2024;
– Hai là, sẽ có khoảng một nửa số máy trên tổng số nhà máy bột giấy có công suất lớn tại Nam Mỹ có kế hoạch bảo dưỡng dài ngày 10 – 15 ngày trong cuối quý I và đầu quý II/2024, sau thời gian hơn năm chạy liên tục (2020). Ngoài ra các nhà máy bột giấy tại Bắc Mỹ và châu Âu dừng máy bảo dưỡng vào thời điểm mùa đông;
– Ba là, dự kiến sản xuất giấy và nhu cầu tiêu dùng dự báo tăng trưởng hơn 2% trong năm 2024 (năm 2020 giảm khoảng 5,8% so với 2019) sẽ kéo theo nhu cầu bột giấy tăng mạnh;
– Bốn là, nhu cầu tiêu dùng bột giấy năm 2024 dự kiến tăng khoảng 1,2 triệu tấn, nhưng nguồn cung mới lại không có;
– Năm là, thiếu container rỗng và cước vận tải biển vẫn duy trì ở mức cao, thậm chí còn đang trở nên trầm trọng hơn trong quý II/2024, khi kinh tế trên toàn cầu đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh trở lại.
Giá giấy thu hồi (phế liệu giấy) vẫn sẽ duy trì mức cao như hiện nay và vẫn có thể tăng nhẹ, một số yếu tố thúc đẩy việc này như sau:
– Một là, nhu cầu sử dụng giấy thu hồi cho sản xuất bột giấy tái chế và cho sản xuất giấy bao bì công nghiệp có xu hướng tăng khi giá bột giấy đang thiết lập mức cao kỷ lục từ trước đến nay đối với bột giấy gỗ mềm tẩy trắng;
– Hai là, trong năm 2024 năng lực sản xuất giấy bao bì công nghiệp từ nguyên liệu giấy thu hồi dự kiến tăng hơn 3,5 triệu tấn tại châu Á (không tính Trung Quốc), 2,6 triệu tấn tại Tây Âu, khoảng 1,6 triệu tấn tại Bắc Mỹ và khoảng 1,0 triệu tấn tại Nam Mỹ, trong khi đó năm 2020 sản lượng toàn cầu giảm khoảng 5,0 triệu tấn;
– Ba là, Trung Quốc đã chính thức không còn nhập khẩu giấy thu hồi, tuy nhiên năng lực sản xuất mới giấy bao bì công nghiệp (giấy lớp mặt và lớp sóng) từ giấy thu hồi và bột tái chế trong năm 2024 dự kiến tăng khoảng 3,0 triệu tấn, trong khi tỷ lệ thu gom trong nước không đáp ứng nên bắt buộc Trung Quốc phải gia tăng nhập khẩu bột giấy tái chế từ Ấn Độ, các quốc gia châu Á khác;
– Bốn là, trong năm 2024 tỷ lệ thu gom giấy thu hồi toàn cầu tăng trưởng hơn năm 2020 nhưng vẫn chưa thiết lập lại được tỷ lệ thu gom như năm 2019.
Như vậy, căn cứ vào các yếu tố trên có ảnh hưởng đến thị trường, sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu bột giấy và giấy thu hồi. Ban Biên tập Công nghiệp Giấy có nhận định rằng, giá nguyên liệu bột giấy và giấy thu hồi nhập khẩu về châu Á, Đông Nam Á biến động tăng hoặc giảm nhẹ trong thời gian tới sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng container rỗng và cước phí vận tải đường biển và tỷ lệ thu gom tại Bắc Mỹ và Tây Âu.